Thánh GIUSE HOÀNG LƯƠNG CẢNH

(bị bắt 29-6-1838, xử trảm 5-9-1838)

Trích Từ Dòng Máu Anh Hùng Tập I-III của Lm Vũ Thành

 

Ông Giuse Cảnh sinh năm 1763 tại làng Hàng Ván. Từ thuở nhỏ ông đã được sống với Cha Huy. Mặc dầu cha đã già rồi nhưng cha vẫn chịu khó dạy ngài về đời sống đạo đức và hy sinh. Gương can đảm và chịu khó của ngài đã làm cho nhiều người tặng ngài một biệt hiệu là người tốt phúc, bạn của Thiên Chúa.

Ông kết bạn với một phụ nữ tại làng Thọ Bá và cả hai ông bà sống một đời gương mẫu hiếm có. Ông làm thầy thuốc bắc và nhờ vậy ông đã có dịp rửa tội cho nhiều trẻ em. Ông luôn lo lắng cho giáo xứ và giúp cha sở về vấn đề tài chánh, vì thế ai cũng kính nể ông về sự kiện này cũng như con người lương thiện của ông. Ông gia nhập Dòng Ba Đa Minh và là hội viên của Hội Mân Côi.

Khi đã gần 75 tuổi, cụ Giuse Cảnh bị ông Hương Bích tố cáo là một giáo dân sùng đạo. Khi nghe tin ấy, lính tráng tuôn đến để bắt nộp cụ. Nhân dịp cụ phải đi Bắc Ninh, chúng cho người dò la tin tức của cụ và khi biết rõ cụ đang nghỉ ở gần bờ sông, chúng áp tới để trói bắt và dẫn cụ tới làng gặp tri huyện. Chúng tống ngục cụ cùng với Cha Tự. Khi cụ bị bắt, cụ đã tin rằng mình có phúc được trở nên một lễ vật, nên cụ cố gắng làm sao để sống cho xứng đáng với lễ vật đó. Cụ qua những ngày tù bằng những lúc cầu nguyện với Chúa. Trong lúc tù tội, cụ bị gọi ra tòa rất nhiều lần và các quan quân tìm đủ cách để bắt cụ chà đạp thánh giá, nhưng cụ luôn luôn mạnh dạn xưng hô tên Chúa. Một người làm chứng rằng, một hôm nói với cụ: "Chúng tôi nhận thấy rằng cụ là một người tốt, và vì thế chúng tôi rất thương hại cụ. Cụ đã già rồi, những ngày còn lại rất ít ỏi, tại sao cụ không cố mà hưởng nó, cụ chỉ cần bước qua thập giá, là xong ngay".

Cụ đáng kính này cố gắng không nghe tiếp nữa và nâng cao giọng cụ cầu xin: "Lạy Chúa Giêsu đường ngay nẻo thật, ai theo Chúa thì sẽ được sống rất hạnh phúc".

Một dịp khác, quan lại nghe thấy cụ đọc kinh cầu các Thánh, ông ta rất đỗi ngạc nhiên vì cụ cầu cho các vua chúa quan quyền được sự bằng an. Quan không thể hiểu tại sao cụ có thể cầu cho những vua khát máu như Minh Mệnh, người đã tàn ác giết chết bao nhiêu người Công Giáo. Lại có những lúc họ bắt buộc cụ phải bước qua thánh giá, cụ quỳ xuống nâng niu thánh giá. Quan cảm thấy khó chịu, truyền cho lính lôi kéo cụ qua thánh giá, cụ co chân lên và cương quyết không để xúc phạm vào thánh giá. Thế rồi lính lấy roi và quật túi bụi vào mình cụ nhưng cụ vẫn khăng khăng không chịu thối lui. Quan bực tức quát tháo: "Vậy lão muốn chết ư?"

Cụ điềm tĩnh trả lời: "Tôi xin quan hãy ban án chết để tôi có thể chết với Cha Tự. Được như vậy, tôi sẽ sung sướng vô cùng".

Trong một phiên tòa tra khảo Cha Tự và các tù nhân, quan hỏi đến cụ Cảnh: "Tại sao ông lại can đảm giữ đạo trong khi những người khác đã phản bội nộp cha của mình?"

Ông nói: "Cũng có một tên phản bội xấu xa là Giuđa đã nộp Chúa Giêsu cho lính bắt".

Quan hỏi: "Họ bắt Chúa thì họ làm những gì?" - "Khi lính bắt Chúa thì Ngài hỏi họ đến bắt ai? Lính thưa là Giêsu thành Nazareth. Lúc ấy Chúa nói tôi chính là người ấy. Tức thì bọn lính ngã xuống đất. Chúa lại cho họ đứng dậy và để cho họ trói lại. Xem xiềng xích Cha Tự đeo kia cũng giống như xích Chúa đã phải mang".

Quan hỏi: "Chúa vác thánh giá đi đâu?" - "Ngài vác thánh giá lên đồi Calvariô chịu chết và đền tội cho mọi người, trong đó có cả quan nữa".

Lòng ước muốn tử vì đạo của cụ đã được thỏa mãn, vì ngày mồng 5-9 lệnh vua đã được báo cho Bắc Ninh. Cụ Cảnh bị án trảm quyết. Cụ lắng nghe với một bộ mặt thanh thản vui tươi và ao ước cho chóng tới ngày hạnh phúc đó. Khi người ta trao cho cụ một phần đồ ăn trước lúc chết, cụ trả lời: "Tôi không còn muốn gì hơn là chết theo Cha Tự, cái đó làm cho tôi sung sướng mãn nguyện. "

Cụ đeo trong người dấu hiệu của Dòng Ba Đa Minh và mang gông cùng bước theo Cha Tự đi đến nơi thọ hình. Trong lúc đi hai người trò truyện với nhau và cùng đọc kinh lớn tiếng.

Khi họ tới nơi xử tử, người ta tháo gông của cụ Cảnh ra, và bắt cụ quỳ cúi đầu. Một hồi chiêng vang dội, lý hình vung gươm chém và đầu cụ rơi khỏi thân xác. Các lương giáo xô nhau ra thấm máu và xô xé lấy những gì thuộc về cụ đến nỗi các quan cũng không thể ngăn nổi.

Sau đó người ta chôn cụ tại phía đồi nơi cụ bị chém. Đêm thứ hai, mấy người lương tới đào xác lên với hy vọng là bán lại cho giáo dân. Người của xứ cụ sau cùng phải trả 36 quan tiền để lấy xác lại và đem đi chôn.

Trên đường đi tới nghĩa trang Chúa đã làm nhiều phép lạ để tôn vinh các thánh của Ngài. Những người mang xác cụ tới gần bờ sông Câu, chờ không tìm thấy đò để sang sông, trong khi nước dâng lên cao và họ không còn cách nào để qua sông được. Trong khi đó họ còn phải lo sợ những người vô đạo ở gần đó. Họ cầu xin Chúa hãy ban cho họ ơn phúc nhờ lời bầu cử của cụ Giuse Cảnh. Chúa nhận lời ngay. Nước từ từ hạ xuống tới mức mà họ có thể lội qua sông cách dễ dàng để đến nhà thờ, nơi họ muốn chôn cất cụ.

 

Giuse Hoàng Lương Cảnh, y sĩ, trùm họ, Dòng Ba Ða Minh; sanh khoảng 1763-1765 tại Làng Văn, Bắc Giang; chết 5/9/1838, tại Bắc Ninh. Bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900.

Canh Luong Hoang, José (Joseph Cahn, Giuse Hoàng Lương Cảnh), physician, Dominican Tertiary; b. ca. 1763-1765 at Làng Văn, Bắc Giang, Tonkin; d. 5 Sept. 1838, at Bắc Ninh, Tonkin. Beheaded. Beatified 1900.


 

001. Phêrô Almato Bình

002. Berrio-Ochoa Vinh

003. Gioan Lu-i Bô-na Hương

004. Phaolô Tống Viết Bường

005. Giuse Phạm Trọng Tả

006. Ða Minh Cấm

007. Phanxicô Xaviê Cần

008. Giuse Hoàng Lương Cảnh

009. Catanhêđa, Jacinto Gia

010. Phanxicô Ðỗ Văn Chiểu

011. Gioan Baotixita Cỏn

012. Jean-Charles Cornay Tân

013. Stêphanô-Théodore Cuénot Thể

014. Matthêô Nguyễn Văn Ðắc (Phượng)

015. Phêrô Ða

016. Ðaminh Ðinh Ðạt

017. Gioan Ðạt

018. Tôma Nguyễn Văn Ðệ

019. Clêmentê Ignaxiô Delgaho Hy

020. Giuse Maria Diaz Sanjuro An

021. Antôn Nguyễn Ðích

022. Vinh Sơn Nguyễn Thế Ðiểm

023. Tôma Ðinh Viết Dụ

024. Bênađô Võ Văn Duệ

025. Phêrô Dumoulin-Borie Cao

026. Anrê Trần An Dũng (Lạc)

027. Phêrô Ðinh Văn Dũng

028. Phaolô Vũ Văn Dương (Ðổng)

029. Phêrô Trương Văn Ðường

030. Vinh-sơn Dương

031. Giuse Fernandez Hiền

032. Phanxicô-Isidore Gagelin Kính

033. Matthêô Lê Văn Gẫm

034. Melchior Garcia-Sampedro Xuyên

035. Phanxicô Gil de Fedrich Tế

036. Ðaminh Nguyễn Văn Hạnh

037. Phaolô Hạnh

038. Ðaminh Henares Minh

039. Jêrônimô Hermosilla Liêm

040. Giuse Ðỗ Quang Hiến

041. Phêrô Nguyễn Văn Hiếu

042. Simon Phan Ðắc Hòa

043. Gioan Ðoàn Trinh Hoan

044. Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng

045. Augustinô Phan Viết Huy

046. Ðaminh Huyện

047. Micae Hồ Ðình Hy

048. Phanxicô Jaccard Phan

049. Ðaminh Phạm Trọng Khảm

050. Giuse Nguyễn Duy Khang

051. Phêrô Khanh

052. Phêrô Võ Ðăng Khoa

053. Phaolô Phạm Khắc Khoan

054. Tôma Khuông

055. Matthêô Alonzo-Leciniana Ðậu

056. Vinh-sơn Lê Quang Liêm

057. Luca Vũ Bá Loan

058. Phaolô Lê Văn Lộc

059. Giuse Nguyễn Văn Lựu

060. Phêrô Nguyễn Văn Lựu

061. Ðaminh Mạo

062. Ðaminh Mầu

063. Giuse Marchand Du

064. Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu

065. Philiphê Phan Văn Minh

066. Augustinô Nguyễn Văn Mới

067. Micae Nguyễn Huy Mỹ

068. Phaolô Nguyễn Văn Mỹ

069. Giacôbê Ðỗ Mai Năm

070. Anrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông)

071. Phêrô Phanxicô Néron Bắc

072. Phaolô Nguyễn Ngân

073. Giuse Nguyễn Ðình Nghi

074. Lôrensô Ngôn

075. Ðaminh Nguyên

076. Ðaminh Nhi

077. Ðaminh Ninh

078. Emanuen Lê Văn Phụng

079. Phêrô Ðoàn Công Quý

080. Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh-Nam

081. Augustine Schoeffler Ðông

082. Anê Lê Thị Thành (Bà Ðê)

083. Gioan Baotixita Ðinh Văn Thành

084. Nicôla Bùi Ðức Thể

085. Giuse Lê Ðăng Thị

086. Phêrô Trương Văn Thi

087. Mactinô Tạ Ðức Thịnh

088. Tôma Trần Văn Thiện

089. Luca Phạm Trọng Thìn

090. Máctinô Thọ

091. Phêrô Thuần

092. Phaolô Lê Bảo Tịnh

093. Ðaminh Toái

094. Tôma Toán

095. Ðaminh Trạch (Ðoài)

096. Êmanuen Nguyễn Văn Triệu

097. Anrê Trần Văn Trông

098. Phêrô Vũ Văn Truật

099. Phanxicô Trần Văn Trung

100. Giuse Tuân

101. Giuse Tuân

102. Phêrô Nguyễn Bá Tuần

103. Giuse Túc

104. Phêrô Nguyễn Khắc Tự

105. Phêrô Nguyễn Văn Tự

106. Ðaminh Tước

107. Anrê Tường

108. Vinh-Sơn Tường

109. Phêrô Lê Tùy

110. Ðaminh Bùi Văn Úy

111. Giuse Nguyễn Ðình Uyển

112. Phêrô Ðoàn Văn Vân

113. Giuse Thêophanô Vénard Ven

114. Giuse Ðặng Ðình Viên

115. Stêphanô Nguyễn Văn Vinh

116. Ðaminh Nguyễn Văn Xuyên

117. Vinh Sơn Ðỗ Yến

 

 

 
  Copyright © 2004 Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, California - U.S.A.  All rights reserved.
Mọi thắc mắc, xin gởi điện thư về:
[email protected]
1538 N. Century Blvd. Santa Ana, CA 92703
Tel.: (714) 554-4211

Fax: (714) 265-1161